DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA DƯỢC

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú, đa dạng về chủng loại và số lượng.

Nhờ đó có thế mạnh về một số loại khoáng chất. Đây là lợi thế to lớn đối với ngành công nghiệp hoá dược.

dây truyền sản xuất hóa dược
dây truyền sản xuất hóa dược

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hoá dược.

Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức cùng tham gia giải quyết vấn đề này:

Quyết định 108/2002/QĐ-TTg ngày 15/8/2002 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dược;

Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 “Phát triển công nghiệp Dược Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 ”;

Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 “Chương trình nghiên cứu khoa họcphát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2020”;

Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá dược ”.

Một số nội dung cơ bản của Chương trình

Về mục tiêu chung:

Nghiên cứu tạo ra những công nghệ có chất lưọng cao, kết hợp với nhập khẩu để sản xuất nguyên liệu hoá dược

Nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp…

Xây dựng và tăng cường mạnh tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế

Đưa khoa học và công nghệ về hoá dược của nước ta đạt trình độ tương đương các nước trong khu vực;

Góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hoá dược.

dây truyền sản xuất hóa dược
dây truyền sản xuất hóa dược

Ngoài mục tiêu chung, Chương trình cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Từ năm 2007 – 2010:

Nghiên cứu tạo ra những công nghệ tiên tiến sử dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ

Hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ, phòng thí nghiệm và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Giai đoạn từ năm 2011 – 2015:

Là giai đoạn then chốt, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế;

Đẩy mạnh việc sản xuất thử sản phẩm;

Tăng cường mạnh về cả tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực;

Đưa lĩnh vực hoá dược ở nước ta đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, phát triển ngành công nghiệp hoá dược .

Về nhiệm vụ: 

Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai (R-D)

Sản xuất thử sản phẩm ở qui mô pilot; xây dựng tiềm lực cho nghiên cứu khoa học công nghệ

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoá dược và góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp hoá dược.

dây truyền sản xuất hóa dược
dây truyền sản xuất hóa dược

Kết quả thực hiện

Theo báo cáo của Bộ Công Thương ngày 02/11/2009 cho biết:

Trong việc nghiên cứu cơ bản có 12 đề tài và 4 dự án được duyệt với tổng số kinh phí là 51,1 tỷ đồng.

Sang năm 2010, có 11 đề tài và 1 dự án được duyệt với tổng mức kinh phí là 23,321 tỷ đồng.

Đến 1/2010, tổ chức thi tuyển ngoại ngữ cho 7 cán bộ đăng ký tham gia nội dung đào tạo của Chương trình.

Về hợp tác quốc tế, đã xây dựng được quan hệ với một số đối tác như: Ấn Độ, Bộ Công nghiệp Nga, …

dây truyền sản xuất hóa dược
dây truyền sản xuất hóa dược

Song song đó về tuyên truyền, thu thập ý kiến của các đơn vị, cá nhân cũng đem lại nhiều giá trị đáng kể.

Trên thực tế, để Chương trình đạt hiệu quả thì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết.

Nên cấp kinh phí nghiên cứu một lần,đỡ mất thời gian và tốn kém cho các chi phí gián tiếp.

Doanh nghiệp cần có bảo lãnh tại ngân hàng, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thu hồi vốn.

 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG CKH VIỆT NAM

Hotline: 0946.953.943 – 0988.695.480

Website: https://ckhvietnam.com

Email: ckhvietnam@gmail.com

 

 

Tin Liên Quan