Vật Liệu Chống Nóng Mái Nhà – Gạch Mát Được Gọi Tên Đầu Tiên

Vật liệu chống nóng mái nhà vào những ngày hè nắng nóng được ưu tiên hàng đầu, bởi mái nhà là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nắng nóng khiến cho không gian sống bên trong trở nên nóng bức khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Giải pháp chống nóng hiệu quả tuyệt đối cho các nhà mái bằng, nhà mái bê tông đó chính là sử dụng tấm gạch mát.

Tuy nhiên, để thi công được tấm gạch mát cho các hạng mục chống nóng của các nhà mái bằng, nhà mái bê tông đúng và đầy đủ quy trình không phải ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được, bởi nếu lắp đặt sai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công năng cũng như hiệu quả cách nhiệt của vật liệu.

Để đảm bảo được tối đa hiệu quả cách nhiệt và chống nóng cho công trình. Sau đây CKH Việt Nam sẽ  hướng dẫn chi tiết và đầy đủ đến các bạn các bước thi công tấm gạch mát cho mái nhà.

Thông tin cơ bản về tấm gạch mát – vật liệu chống nóng cho mái nhà

Trước khi tìm hiểu cụ thể về các bước thi công tấm gạch mát đúng cách, chúng ta nên tìm hiểu rõ về khái niệm của tấm gạch mát là vật liệu như thế nào? Được cấu tạo ra sao? Từ đó mới có thể tiến hành lắp đặt đúng cách.

Khái niệm về Gạch mát 

Gạch mát là loại vật liệu duy nhất hiện nay có khả năng đáp ứng hầu hết các  tính năng cần có cho các công trình như: cách âm, cách nhiệt, chống nóng, tự chống thấm, chống cháy lan một cách thiết thực và hiệu quả.

Với cấu tạo cơ bản gồm 3 lớp, lõi PU (Polyurethane) ở giữa có công dụng cách âm, cách nhiệt, đặc biệt là khả năng chống cháy lan cao và 2 lớp xi măng đặc chủng ở bên ngoài bề mặt sản phẩm mang đến công dụng chống thấm.

Vật liệu chống nóng mái nhà là gạch mát được ứng dụng phổ biến

Lý do nên lựa chọn vật liệu chống nóng mái nhà là tấm gạch mát ?

Gạch mát hiện nay được xem là sản phẩm được đông đảo khách hàng tin dùng bởi hiệu quả về cách âm, cách nhiệt chống nóng mà chúng mang lại cho ngôi nhà, công trình giúp cho không gian sống được trở nên thoát mát  hơn.

  • Gạch mát có trọng lượng nhẹ từ 1.2kg- 2.4kg/m2 tùy thuộc vào độ dày của vật liệu nên quá trình vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian thi công và chi phí nhân công sử dụng cho công trình.
  • Tỷ suất truyền nhiệt của tấm gạch mát là 0,0182 kcal/m.h.°C có thể giúp nhà đầu tưtiết kiệm đến 50% chi phí điện năng khi sử dụng các thiết bị làm mát như điều hòa.
  • Khả năng cách âm của vật liệu chỉ từ 27dB, bởi có cấu tạo lõi PU kết cấu có nhiều lỗ khí được phân bổ đều đặn bề mặt sản phẩm với mật độ cao nên mang đến khả năng cách âm rất tốt.
  • Là loại vật liệu có cấu trúc ô kín không có khả năng tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước khá thấp nên có công dụng tự chống thấm cao.

Tấm gạch mát có thể được ứng dụng vào những hạng mục nào trong công trình?

Với những ưu điểm vượt trội mà chúng tôi vừa kể, tấm gạch mát ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng trong hạng mục chống nóng, cách âm, cách nhiệt cho tường, sàn, mái, trần, vách của các công trình nhà xưởng, nhà dân dụng hoặc kho lạnh …

Hướng dẫn thi công tấm gạch mát

Cách ốp gạch mát trên mái bê tông

  • Tấm gạch mát
  • Dao trổ ( hoặc các loại dao có tiết diện mỏng)
  • Lưới thép mắt cáo có khả năng chống nứt bề mặt 
  • Xi măng, cát.
  • Đồ bảo hộ lao động cơ bản như: giày, găng tay…

Phương án 1:  Sử dụng vật liệu gạch mát để chống nóng và kết hợp với sử dụng diện tích mái làm không gian sinh hoạt chung.

Bước 1: Đảm bảo mái nhà đã được chống thấm tuyệt đối.

Bước 2: Tạo phẳng trên bề mặt mái.

Bước 3: Trường hợp mái chưa được phẳng thì cần tạo phẳng bằng xi măng cát.

Bước 4: Đặt các tấm gạch mát kín khít toàn bộ lên bề mặt mái.

Bước 5: Trải lưới gia cường có khả năng chống nứt, sau đó cán thêm lớp vữa kết hợp để tạo dốc thoát nước lên trên bề mặt vật liệu từ 2cm đến 5cm.

Bước 6: Hoàn thiện bằng lớp gạch theo ý của chủ đầu tư.

Lưu ý: Để bảo đẩm được lớp gạch hoàn thiện và không bị phồng, vỡ. Trong quá trình thi công bạn cần tạo rãnh xung quanh bề mặt mái, nhằm đảo bảo được độ giãn nở tối đa cho bề mặt khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.

Phương án 2: Sử dụng vật liệu gạch mát chống nóng cho mái.

Ngoài việc có thể ứng dụng lắp đặt từ bước 1 tới bước 5 có trong phương án 1. Bạn có thể sử dụng thêm các bước dưới đây nếu chỉ cần chống nóng cho mái.

Bước 1 và bước 2 giống phương án 1

Bước 3: Bơm keo foam PU để giúp liên kết các tấm gạch mát chặt chẽ với bề mặt mái.

Bước 4: Tiếp theo bạn đặt các tấm gạch mát lên trên bề mặt mái tại điểm bơm lớp keo FOAM PU.

Bước 5: Xử lý các mối nối đó bằng keo silicon A500.

Trên đây là 2 phương án có thể thi công tấm gạch mát để chống nóng cho mái nhà. Ngoài ra, còn dựa vào từng yêu cầu kĩ thuật của các công trình, diện tích thi công, độ dày sản phẩm…thì sẽ phải thi công theo các phương án khác nhau do chủ đầu tư đưa ra cho phù hợp.

Lời kết 

Để tìm hiểu thêm thông tin về vật liệu gạch mát chống nóng vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG CKH VIỆT NAM

Hotline: 02462.538.960- 0946.953.943 – 0988.695.480

Website: https://ckhvietnam.com

Email: ckhvietnam@gmail.com

Xem Thêm 

CÁCH NHIỆT CHO TƯỜNG HIỆU QUẢ NHẤT BẰNG GẠCH MÁT

TẤM GẠCH MÁT CÁCH NHIỆT – PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CHỐNG NÓNG HIỆN ĐẠI

Tin Liên Quan